Hậu quả Án_văn_tự_đầu_đời_Minh

Sách Lịch sử văn học Trung Quốc (tập 3) có đoạn:

Lưới văn chương ở thời kỳ đầu Minh cực kỳ nghiêm ngặt, các văn sĩ thường chỉ nhầm một chữ, một câu mà mắc họa...Vì thế, trong sáng tác các văn nhân phải cẩn thận, hết sức tránh nói đến chính trị. Điều đó, lý giải vì sao thơ văn thời này rất ít bài phản ảnh hiện thực, mà tràn ngập một không khí điểm xuyết thanh bình và ca ngợi công đức, nhằm thích ứng với nhu cầu của giai cấp thống trị mới.Ngoài ra, để tiến thêm một bước trong việc khống chế và trói buộc tư tưởng của tầng lớp trí thức, giai cấp thống trị đã ra sức đề xướng triết học Trình Hạo-Chu Hi. Hơn nữa, Minh Thành Tổ đã ra lệnh Hồ Quảng, Dương Vinh biên soạn lại Tứ thư, Ngũ kinh, Tính Lý đại toàn, và buộc học sinh trong cả nước phải học. Và muốn cho tầng lớp trí thức cam tâm cúi đầu phục vụ mình, ông ta còn đặt ra lối thi cử bằng văn bát cổ, cốt làm hạn chế tư tưởng của giới nho sinh.Tóm lại, trừ tiểu thuyết ra, thành tựu văn học đầu Minh không lớn.[7]